Câu chuyện 1
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: "Tôi ghét người". Từ khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu
được từ trong rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: "Giờ thì con hãy hét thật to: "Tôi yêu người". Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: "Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận
điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con.
Câu chuyện thứ hai:
Mẹ tôi đã ra một câu đố: "Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể
hả con?"
Ngày nhỏ, tôi đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng đối với con người
nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: "không phải đâu con. Có rất
nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục
suy nghĩ về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con."
Vài năm sau, tôi đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế đôi
mắt là bộ phận mà mẹ muốn đố tôi. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói: "Con đã học
được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vi vẫn còn
nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì."
Đã bao lần tôi muốn mẹ nói ra đáp án, và vì thế tôi toàn đoán lung tung. Mẹ
chỉ trả lời tôi: "Không đúng. Nhưng con đang tiến bộ rất nhanh, con yêu của
mẹ."
Rồi đến năm 1991, bà nội yêu quý của tôi qua đời. Mọi người đều khóc vì
thương nhớ bà. Một mình tôi đã vừa đạp xe vừa khóc trên suốt chặng
đường 26 km từ thị xã về quê trong đêm mưa rào ngày 4/5 âm lịch của năm
đó. Tôi đạp thật nhanh về bệnh viện huyện để mong được gặp bà lần cuối.
Nhưng tôi đến nơi thì đã muộn mất rồi.
Tôi đã thấy bố tôi gục đầu vào vai mẹ tôi và khóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố
khóc như tôi.
Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh tôi thì thầm: "Con đã tìm ra câu trả lời
chưa?" Tôi như bị sốc khi thấy mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi chỉ
nghĩ đó là một trò chơi giữa hai mẹ con thôi.
Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo cho tôi đáp án: "Con trai ạ,
phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là cái vai."
Tôi hỏi lại: "Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ?"
Mẹ lắc đầu: "Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có thể dựa
vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc
sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để
mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào."
Từ lúc đó, tôi hiểu rằng phần quan trọng nhất của con người không phải
là "phần ích kỷ", mà là phần biết cảm thông với nỗi đau của người khác.
Câu chuyện thứ 3
Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp phụ huynh đầu tiên ở trường tiểu học.
Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu bé nhận lời. Đây là lần đầu tiên
bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề
ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp, có một vết sẹo
lớn che gần toàn bộ mặt bên phải của cô. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi
mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy.
Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp
tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu
hổ và giấu mình vào một góc tránh mặt mọi người. Ở đó, cậu bé nghe được
mẹ mình nói chuyện với cô giáo.
"Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" Cô giáo của cậu hỏi.
Người mẹ trả lời, "Khi con tôi còn bé, nó đang ở trong phòng thì lửa bốc lên.
Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là
tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống
người nó và tôi vội vàng lấy mình che cho nó. Tôi bị đánh đến ngất xỉu nhưng
thật là may mắn là có một anh lính cứu hỏa đã vào và cứu cả hai mẹ con
tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không
chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc về điều
mình đã làm."
Đến đây, cậu bé chạy ra khỏi chỗ nấp của mình về phía mẹ, nước mắt lưng
tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ mình và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành
cho mình. Cậu bé nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó.
Câu chuyện thứ 4
Có một người đàn ông yêu thích mỹ thuật. Ông ta say mê đến mức gần như
sống vì niềm say mê của mình. Sưu tập tranh là mục tiêu cả đời của ông.
Ông làm việc rất chăm chỉ để dành tiền tiết kiệm nhằm mua thêm các tác
phẩm hội họa cho bộ sưu tập của mình. Ông mua rất nhiều tác phẩm của
các họa sỹ nổi tiếng.
Người đàn ông này đã góa vợ. Ông chỉ có một người con trai. Ông đã truyền
lại cho con mình niềm say mê sưu tầm đó. Ông rất tự hào về con trai của
mình khi anh ta cũng trở thành một nhà sưu tầm nổi tiếng như ông.
Một thời gian sau, đất nước bỗng có chiến tranh. Người con trai, cũng như
mọi thanh niên khác, lên đường tòng quân. Và sau một thời gian thì câu
chuyện xảy ra...
Một hôm, người cha nhận được một lá thư thông báo rằng người con đã
mất tích khi đang làm nhiệm vụ. Người cha đau khổ đến tột cùng. Thật là
khủng khiếp khi người cha không thể biết được điều gì đang xảy ra với con
mình.
Vài tuần sau ông nhận được một lá thư nữa. Lá thư này báo với ông rằng
con ông đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. Ông gần như chết đi một nửa người.
Thật khó khăn khi đọc tiếp lá thư đó, nhưng ông vẫn cố. Trong thư, người ta
báo rằng con ông đã rút lui đến nơi an toàn. Nhưng thấy trên bãi chiến
trường vẫn còn những đồng đội bị thương, con ông đã quay lại và đưa về
từng thương binh một. Cho đến khi đưa người cuối cùng về gần đến khu
vực an toàn thì con ông đã trúng đạn và hy sinh.
Một tháng sau, đến ngày Noel, ông không muốn ra khỏi nhà. Ông không thể
hình dung được một Noel mà thiếu con trai mình bên cạnh. Ông đang ở
trong nhà thì có tiếng chuông gọi cửa. Đứng trước cửa nhà là một chàng trai
tay cầm một bọc lớn.
Chàng trai nói "Thưa bác, bác không biết cháu, nhưng cháu là người mà con
bác đã cứu trước khi hy sinh. Cháu không giàu có, nên cháu không biết
đem đến cái gì để đền đáp cho điều mà con bác đã làm cho cháu. Cháu
được anh ấy kể lại rằng bác thích sưu tầm tranh, bởi vậy dù cháu không
phải là một họa sỹ, cháu cũng vẽ một bức chân dung con trai bác để tặng
cho bác. Cháu mong bác nhận cho cháu."
Người cha đem bức tranh vào nhà, mở ra. Tháo bức tranh giá trị nhất vẫn
treo trên lò sưởi xuống, ông thay vào đó là bức chân dung người con. Nước
mắt lưng tròng, ông nói với chàng trai "Đây là bức tranh giá trị nhất mà ta có
được. Nó có giá trị hơn tất cả các tranh mà ta có trong căn nhà này."
Chàng trai ở lại với người cha qua Noel đó rồi hai người chia tay. Sau vài
năm, người cha bị bệnh nặng. Tin tức về việc ông qua đời lan truyền đi rất
xa. Mọi người đều muốn tham gia vào cuộc bán đấu giá những tác phẩm
nghệ thuật mà người cha đã sưu tầm được qua thời gian. Cuối cùng thì buổi
bán đấu giá cũng được công bố vào ngày Noel năm đó. Các nhà sưu tầm và
những nhà đại diện cho các viện bảo tàng đều háo hức muốn mua các tác
phẩm nổi tiếng. Toà nhà bán đấu giá đầy người. Người điều khiển đứng lên
và nói "Tôi xin cám ơn mọi người đã đến đông đủ như vậy. Bức tranh đầu
tiên sẽ là bức chân dung này..."
Có người la lên "Đó chỉ là chân dung đứa con trai ông cụ thôi! Sao chúng ta
không bỏ qua nó, và bắt đầu bằng những bức có giá trị thật sự?"
Người điều khiển nói "Chúng ta sẽ bắt đầu bằng bức này trước!"
Người điều khiển bắt đầu "Ai sẽ mua với giá $100?"
Không ai trả lời nên ông ta lại tiếp "Ai sẽ mua với giá $50?"
Cũng không có ai trả lời nên ông ta lại hỏi "Có ai mua với giá $40?"
Cũng không ai muốn mua. Người điều khiển lại hỏi "Không ai muốn trả giá
cho bức tranh này sao?" Một người đàn ông già đứng lên "Anh có thể bán
với giá $10 được không? Anh thấy đấy, $10 là tất cả những gì tôi có. Tôi là
hàng xóm của ông cụ và tôi biết thằng bé đó. Tôi đã thấy thằng bé lớn lên và
tôi thật sự yêu quý nó. Tôi rất muốn có bức tranh đó. Vậy anh có đồng ý
không?"
Người điều khiển nói "$10 lần thứ nhất, lần thứ nhì, bán!"
Tiếng ồn ào vui mừng nổi lên và mọi người nói với nhau "Chúng ta có thể bắt
đầu thật sự được rồi!" Người điều khiển nói "Xin cảm ơn mọi người đã đến.
Thật là vinh hạnh khi có mặt những vị khách quý ở đây. Bữa nay chúng ta
sẽ dừng tại đây!"
Đám đông nổi giận "Anh nói là hết đấu giá? Anh vẫn chưa đấu giá toàn bộ
các tác phẩm nổi tiếng kia mà?" Người điều khiển nói "Tôi xin lỗi nhưng buổi
bán đấu giá đã chấm dứt. Mọi người hãy xem chúc thư của ông cụ đây,
NGƯỜI NÀO LẤY BỨC CHÂN DUNG CON TÔI SẼ ĐƯỢC TẤT CẢ CÁC
BỨC TRANH CÒN LẠI! Và đó là lời cuối cùng!”
HÃY THẮP LÊN MỘT QUE DIÊM
Một bữa tối tại vận động trường Los Angeles, Mỹ, một diễn giả nồi tiếng -
ông John Keller, được mời thuyết trình trước khoảng 100.000 người. Đang
diễn thuyết bỗng ông dừng lại và dõng dạc nói :
- Bây giờ xin các bạn đừng sợ! Tôi sắp cho tắt tất cả đèn trong sân vận
động này.
Đèn tắt. Cả sân vận động chìm sâu trong boáng tối âm u. Ông John Keller
nói tiếp:
- Bây giờ tôi đốt lên một que diêm. những ai nhìn thấy ánh lửa của que diêm
đang cháy thì hãy hô to "Đã thấy!".
Một que diêm được bật lên, cả sân vận động vang lên: "Đã thấy!".
Sau khi đèn được bật sáng trở lại, ông John Keller giải thích:
- Ánh sáng của một hành động nhân ái dù nhỏ bé như một que diêm cũng sẽ
chiếu sáng trong đêm tăm tối của nhân loại y như vậy.
Một lần nữa, tất cả đèn trong sân vận động lại được tắt. Một giọng nói vang
lên :
- Tất cả những ai ở đây có mang theo diêm quẹt, xin hãy đốt cháy lên !
Bỗng chốc cả vận động trường rực sáng.
Ông John Keller kết luận :
- Tất cả chúng ta cùng hợp lực nhau có thể chiến thắng bóng tối, chiến
tranh, khủng bố, cái ác và oán thù bằng những đóm sáng nhỏ của tình
thương, sự tha thứ và lòng tốt của chúng ta. Hoà bình không chỉ là môi
trường sống vắng bóng của chiến tranh. Hòa bình không chỉ là cuộc sống
chung không tiếng súng. Vì trong sự giao tiếp giữa người với người, đôi khi
con người giết hại nhau mà không cần súng đạn, đôi khi con người làm khổ
nhau, áp bức bóc lột nhau mà không cần chiến tranh.
Cách tốt nhất để xây dựng hoà bình là tăng thêm thật nhiều những hành
động yêu thương và hảo tâm với đồng loại. Những hành động yêu thương
xuất phát từ lòng nhân hậu sẽ như những ánh sáng nho nhỏ của một que
diêm. Nhưng nếu mọi người cùng đốt lên những ánh sáng bé nhỏ, những
hành động yêu thương sẽ có đủ sức mạnh để xua tan bóng tối của những
đau khổ và cái ác.
Xin thầy hãy dạy cho con tôi
(Trích thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi
trường nơi con trai ông theo học)
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người
đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho
cháy biét cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một
con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh
đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy
hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động
của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè
phố...
Xin thầy dạy cho cháy biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm
vui chiến thắng.
Xin hãy dạy cháy tránh xa sự đố kỵ.
Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy
cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những
kẻ dễ bị đánh bại nhất...
Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách... nhưng cũng cho
cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc
sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và
những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.
Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người
xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm...
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và
cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy
theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.
Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người những cũng xin
thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm
lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp...
Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã, xin hãy dạy cháy biết
rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.
Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yểm thế và cẩn trọng trước sự
ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao
nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình...
Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tải làm ngơ trước một đám đông đang gào
thét... và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng...
Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi
vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên được những thanh sắt
cứng rắn.
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt tối vào bản
thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhận loại.
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng
hết sức mình, nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc
và may mắn.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Một nhóm sinh viên giờ đã thành đạt trong công việc cùng nhau về thăm thầy giáo cũ. Cuộc nói chuyện nhanh chóng được chuyển sang những vấn đề trong cuộc sống và công việc...
Muốn mời những học trò cũ uống cà phê, ông giáo vào bếp và quay lại với rất nhiều cà phê đựng trong những chiếc cốc khác nhau: cái bằng sứ, cái bằng nhựa, cái bằng thuỷ tinh, cái bằng pha lê, một số trông rất đơn giản, số khác lại có vẻ đắt tiền, vài cái được chế tác rất tinh xảo…
Khi tất cả mọi người đều đã cầm cốc cà phê trong tay, ông giáo nhẹ nhàng lên tiếng: “Không biết các trò có chú ý không, nhưng những chiếc cốc trông đẹp đẽ, đắt tiền luôn được lựa chọn trước, để lại những cái trông đơn giản và rẻ tiền.
Mặc dù rất đơn giản và dễ hiểu khi các trò muồn điều tốt đẹp nhất cho bản thân nhưng đó cũng là nguồn gốc, nguyên nhân của mọi vấn đề căng thẳng của các trò.
Một điều chắc chắn rằng cái cốc không phải là thứ quyết định chất lượng của cà phê đựng bên trong. Một số trường hợp, nó chỉ đơn giản là cái vỏ đắt tiền hơn và một số khác thậm chí che giấu cái mà nó đang chứa đựng.
Điều các trò thực sự muốn là cà phê chứ không phải cái cốc, nhưng các trò vẫn có ý thức lựa chọn cái cốc tốt nhất. Sau đó các trò mới để mắt đến những cái cốc khác.
Cũng như vậy, cuộc sống của chúng ta là cà phê, công việc, tiền bạc và vị trí xã hội là những cái cốc. Chúng chẳng qua chỉ bao bọc lấy cuộc sống. Và loại cốc mà trò có không làm nên cũng như không thay đổi cuộc đời mà trò đang sống…”.
Đôi khi, chúng ta chỉ quan tâm đến cốc mà quên thưởng thức thứ cà phê ông trời đã ban tặng cho chúng ta. Người hạnh phúc nhất không phải là người có những thứ tốt nhất mà là người biết biến những thứ mình đang có thành thứ tốt nhất.
Hãy theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình
"Tôi có một người bạn tên Monty Robert, hiện là chủ nhân một trại nuôi
ngựa ở San Ysidro. Anh đã cho phép tôi dùng nhà của anh để tổ chức
những buổi gây quỹ nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư có tính rủi ro cao do
thanh niên thực hiện.
Một hôm, anh đến ngồi cạnh tôi và nói:
- Tôi muốn kể cho bạn biết tại sao tôi để bạn sử dụng nhà của tôi để làm nơi
tổ chức gây quỹ. Chuyện xảy ra cách đây nhiều năm. Có một cậu bé sống
cùng với cha của mình, một người làm nghề huấn luyện ngựa. Do công việc,
người cha phải sống như một kẻ du mục. Ông đi từ trang trại này đến trang
trại khác để huấn luyện các chú ngựa chưa được thuần hoá. Kết quả là việc
học hành của cậu bé không được ổn định lắm. Một hôm, thầy giáo bảo cậu
bé về viết một bài luận văn với đề tài "Lớn lên em muốn làm nghề gì?".
Đêm đó, cậu bé đã viết bẩy trang giấy mô tả khát vọng ngày nào đó sẽ làm
chủ một trang trại nuôi ngựa. Em diễn đạt ước mơ của mình thật chi tiết.
Thậm chí em còn vẽ cả sơ đồ trại nuôi ngựa tương lai với diện tích khoảng
200 mẫu, trong đó em chỉ rõ chỗ nào xây nhà, chỗ nào đặt làm đường chạy
cho ngựa.
Viết xong, cậu bé đem bài nộp thầy giáo. Vài ngày sau, cậu bé nhận lại bài
làm của mình với một điểm 1 to tướng và một dòng bút phê đỏ chói của
thầy "Đến gặp tôi sau giờ học".
Thế là cuối giờ cậu bé đến gặp thầy và hỏi:
- Thưa thầy, tại sao em lại bị điểm 1?
- Em đã hoạch định một việ mà em không thể làm được. Ước mơ của em
không có cơ sở thực tế. Em không có tiền thân lại xuất thân từ một gia đình
không có chỗ ở ổn định. Nói chung, em không được một nguồn lực khả dĩ
nào để thực hiện những dự tính của mình. Em có biết để làm chủ một trại
nuôi ngựa thì cần phải có rất nhiều tiền không? Bây giờ tôi cho em về làm lại
bài văn. Nếu em sửa chữa cho nó thực tế hơn thì tôi sẽ cứu xét đến điểm
số của em. Rõ chưa?
Hôm đó, cậu bé về nhà và nghĩ ngợi mãi. Cuối cùng cậu gặp cha để hỏi ý
kiến.
-Con yêu, chính con phải quyết định vì ba nghĩ đây là ước mơ của con.
Nghe cha đáp, cậu bẻ liền nhoẻn miệng cười và sau đó đến gặp thầy giáo
của mình
- Thưa thầy, thầy có thể giữ điểm 1 của thầy, còn em xin được giữ ước mơ
của mình.
Kể đến đây Monty dừng lại và hỏi tôi:
- Bạn có biết bạn đang ngồi trong một trại ngựa rộng 200 mẫu của cậu bé
trong câu chuyện mà tôi vừa kể không? Cách đây hai năm, vị thầy giáo đó
đã tình cờ dẫn 30 học trò của mình đến đây để cắm trại. Thế là thầy trò tôi
nhận ra nhau. Cầm tay tôi, thầy nói :"Monty này, khi anh còn học với tôi, tôi
đã đánh cắp ước mơ của anh, và suốt bao nhiêu năm qua tôi cũng đã làm
thế với bao đứa trẻ khác, tôi rất ân hận về điều đó" . Nghe thầy nói thế, tôi
vội đáp "Không, thưa thầy, thầy không có lỗi gì cả, chẳng qua thầy chỉ muốn
những gì tốt đẹp sẽ đến với học trò của mình mà thôi. Còn em chỉ muốn theo
đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình"
HẠNH PHÚC VÔ BIÊN
Hai người đàn ông đều bệnh nặng, được xếp chung 1 phòng tại bệnh viện.
Một người được phép ngồi dậy mỗi ngày 1 tiếng để thông phổi. Giường ông
ta nằm cạnh cửa sổ duy nhất trong phòng, người kia phải nằm suốt ngày.
Hai người đã nói với nhau rất nhiều. Họ nói về vợ con, gia đình, nhà cửa
công việc, những năm tháng trong quân đội và cả những kỳ nghỉ đã trải qua.
Mỗi chiều khi được ngồi dậy, người đàn ông cạnh cửa sổ dành hết thời gian
để tả cho người bạn cùng phòng nghe những gì ông thấy được ngòai cửa
sổ. người kia, mỗi chiều lại chờ đợiđược sống traong cái khỏanh khắc 1
tiếng đó-cái thời gian mà thế giớ của người đó mở ra sống động bởi những
họat động và màu sắc bên ngòai.
Cửa sổ nhìn ra 1 công viên với 1 cái hồ nhỏ xinh xắn. Vịt, ngỗng đùa giỡn
trên mặt hồ trong khi bọn trẻ thả những chiếc thuyền giấy. Những cặp tình
nhân tay trong tay nhau đi dạo giữa ngàn hoa và ráng chiều rực rỡ. Những
cây cổ thụ sum suê tỏa bóng mát, và xa xa là đường chân trời của thành
phố ẩn hiện.
Khi người đàn ông bên cửa sổ mô tả bằng những chi tiết tinh tế, người kia
có thể nhắm mắt và tưởng tượng ra cho riêng mình 1 bức tranh sống động.
1 chiều, người đàn ông bên cửa sổ mô tả 1 đòab diễu hành đi ngang qua.
Du` ko nghe được tiếng nhạc, người kia vẫn như nhìn thấy được trong
tưởng tượng qua lời kể của người bạn cùng phòng.
Ngày và đêm trôi dần….
1 sáng, khi mang nước đến phòng cho họ, cô y tá phát hiện người đàn ông
bên cửa sổ đã qua đời êm ái trong giấc ngủ. Cô báo cho người nhà đến
mang ông đi. 1 ngày kia, người đàn ông còn lại yêu cầu được chuyển đến
bên cạnh cửa sổ. Cô y ta đồng ý để ông được yên tĩnh 1 mình. Chậm chạp
gắng sức, ông nhổm dậy bằng 2 cùi chỏ và ngắm nhìn thế giới bên ngòai.
Oâng căng thẳng nhìn ra cửa sổ.Đối diện ông chỉ là 1 bức tường xám xịt.
Oâng hỏi cô y tá điều gì khiến người bạn khốn khổ cùng phòng của ông đã
mô tả cho ông nghe những điều tuyệt diệu qua cửa sổ. Cô y tá cho biết rằng
người đàn ông đó bị mù và thậm chí ông ta cũng ko thấy được bức tường
nữa. Cô nói : “Nhưng ông ta muốn khuyến khích ông can đảm lên”.
Có những hạnh phúc vô biên khi mang lại hạnh phúc cho người khác bất
chấp hòan cảnh riêng của mình. Nỗi khổ được chia sẻ sẽ vơi nửa, nhưng
hạnh phúc được chia sẻ sẽ nhân đôi.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Truyện này ko bít có trên mạng ko nữa. Truyện đọc hài hài thư giãn chút
Tấm Cám
Chuyện cổ tích Tấm Cám xưa đc viết theo thể Rondo, nay để có tác dụng giáo dục thường kết ở đoạn mụ dì ghẻ và em Cám do ăn ở bạc ác mà phải chịu quả báo. Đáng Kiếp. Cô Tấm hiền lành, xinh đẹp trở thành hoàng hậu. Nhà vua say mê vợ đẹp, những ngày đầu còn giữ rịt nàng bên mình, ko cho rời nửa bước, gối chăn thỏa thuê mãn nguyện. Duy có điều: hũ mắn em Cám mụ dì ghẻ chưa ăn hết, Tấm tiếc của không chịu đổ cất ngay ở góc phòng ăn. Mỗi bữa Tấm lấy ra một ít, chấm ăn vs thịt ba chỉ thái lát mong, gia vị chua thêm khế, gừng, chuối xanh và hành sống chẻ. Nhà vua trong bụng thấy rờn rợn nhưng vì yêu vợ mà ko nói. Có điêug mặc Tấm xuýt xoa khen ngợi, ngài nhất định không động đũa
Thời gian qua đi , tình yêu phai nhạt theo năm tháng. Một đêm tỉnh giấc , không thấy nhà vua nằm cạnh, Tấm chồm dậy lén rình. Thì ra, ngài....