Chắc chắn trong mỗi chúng ta khi nghe các tác phẩm âm nhạc của những nhạc sĩ nổi tiếng đều mơ ước rằng mình cũng sẽ sáng tác tác được một bài hát để đời, để thực hiện được ước mơ đó của các bạn,hôm nay Dép xin giới thiệu sơ qua cho các bạn yêu nhạc được rõ về cách sáng tác một bài hát,tuy nhiên vì Dép chỉ học trung cấp khoa saxophone nên chỉ biết cách sáng tác chứ không thể bằng nhạc sĩ chuyên nghiệp được,mong các bạn thông cảm nếu có sơ sót,cảm ơn rất nhiều. 1/ đầu tiên Dép xin giới thiệu sơ về cách đặt lời bài hát, để đặt lời một bài hát sao cho thật hay thì it nhất chúng ta phải có một vốn từ ngữ phong phú và đa dạng và phải biết cách gieo vần, sau đó là chúng ta phải biết rung độngtrước những sự việc xảy ra cho dù vui hay buồn, tiếp theo nữa là phải biết hát cho dù không hay cũng được nữa và điều cuối cùng Dép nói ở phần một này là các bạn phải biết 1 chút kĩ thuật sáng tác
2 /
Như vậy ta có thể sáng tác khi chưa học nhạc lý và không biết chơi một nhạc cụ? Đúng, chưa học nhạc lý và không biết chơi nhạc bạn vẫn có thể sáng tác ca khúc. Sáng tác một bài hát gần giống như sáng tác một bài thơ, hay một bài văn ngắn, rồi thêm âm điệu và nhịp điệu cho lời thơ, lời văn thành một ca khúc. Trong những phần sau, Dép sẽ trình bày một phần tối thiểu về nhạc lý, và những kỹ thuật sáng tác cần thiết, giúp các bạn có khả năng làm việc với âm điệu và nhịp điệu cho bài hát của bạn. Nếu bạn sáng tác một bài thơ rồi giao cho một nhạc sĩ phổ nhạc, sẽ là một bài thơ phổ nhạc, nhạc phẩm thuộc về 2 người. Nếu bạn đã học nhạc lý, đã học ký âm..., bạn có thể tự mình chép bài hát ra giấy, nếu không, bạn có thể hát bài hát của bạn cho một người nhạc sĩ nghe, người nhạc sĩ đó sẽ chép những lời hát ra bản nhạc cho bạn, và nhạc phẩm này là tài sản trí óc của riêng bạn. Nếu bạn biết xử dụng một nhạc cụ thì rất tốt… bạn sẽ thoải mái, nhiều thú vị, và thấy dễ dàng trong việc sáng tác, hơn những người chưa học nhạc lý, hoặc không biết chơi một nhạc cụ nào.
3/ Các nguyên tắc để sáng tác một bài hát
Ở phần này Dép sẽ nói rõ hơn về phần nhạc lý sáng tác
I/ cấu trúc một bài hát
Thông thường, một bài hát dựng bằng 3 đoạn, mỗi đoạn được đặt tên bằng một chữ cái là: A + B + A/. Đoạn A là đoạn đầu, B là đoạn thứ 2, và A/ là đoạn thứ 3 của nhạc phẩm. Tại sao đoạn thứ 3 không gọi là C? Thưa, vì đoạn thứ 3 thường có âm điệu giống như đoạn đầu là A, nên người ta gọi đoạn thứ 3 là A/. Đoạn thứ 2 của bài nhạc luôn luôn có âm điệu khác với đoạn đầu A, nên được gọi là B. (Sang Ngang - Đỗ Lễ, Sầu Đông - Khánh Băng). Nhưng chúng ta cũng đã được nghe nhiều nhạc phẩm nổi tiếng không viết theo cấu trúc căn bản, mà có thể là một trong những cấu trúc biến đổi, hoặc những cấu trúc khác sau đây:
cấu trúc biến đổi 1:
A+A' + B+B' + A/+A/'. Trong trường hợp này, câu A' có âm điệu giống như A, hoặc chỉ khác mấy nốt cuối cùng. Đoạn B và B', đoạn A/ và A/' cũng vậy (Tình Khúc Tháng Sáu - Ngô Thụy Miên, Thung Lũng Hồng - Phạm Mạnh Cương).
Cấu trúc biến đổi 2: A+A' + B + A/ (Cô bé ngày xưa - Hoài Linh).
Cấu trúc biến đổi 3: A + B + A + C + A/ (Đón Xuân - Phạm Đình Chương).
Các cấu trúc khác: Ngoài ra, chúng ta cũng thấy nhiều bài A+B. (Tuổi Mộng Mơ, Tuổi Hồng, Xuân Ca - Phạm Duy). Có ca khúc chỉ có 2 đoạn giống nhau: A + A' (Giã Từ Đêm Mưa - Văn Phụng, Em Đẹp Như Mơ - lời Việt Xuân Hùng) Thỉnh thoảng chúng ta cũng bắt gặp một nhạc phẩm có 3 đoạn hoàn toàn không giống nhau: A + B + C. Thỉnh thoảng chúng ta cũng thấy một nhạc phẩm, ngoài cấu trúc căn bản, hoặc biến đổi, có thêm một đoạn (extra) ở phần cuối cùng, như là phần kết luận của bài luận văn. Gọi tên là CODA (đọc là Kô-Đa).
HÔM NAY XEM TỚI ĐÂY NHÉ, NẾU CÁC BẠN THÍCH LẦN SAU DÉP SẼ POST TIẾP PHẦN " CÁC ĐIỆU NHẠC DÀNH CHO MỘT BÀI HÁT " VÀ PHẦN " ÂM GIAI TRƯỞNG VÀ ÂM GIAI THỨ"